Tiếng Việt đẹp hơn bao giờ hết qua tiếng hát trong trẻo của Mỹ Tâm

  • Trúc Vy
Bỏ qua những ồn ào, bàn tán đến bất thường của giới trẻ về tiếng mẹ đẻ của mình, chắc chắn những khán giả yêu âm nhạc sẽ thấy ấm lòng khi nghe Mỹ Tâm thì thầm “Thương ca tiếng Việt”.

Một bài hát đậm chất Việt Nam được hát bởi một tâm hồn đẹp - Mỹ Tâm. Không khoa trương, không "đao to búa lớn, từng lời hát "Thương ca tiếng Việt" khẽ chạm đến trái tim người yêu nhạc, đi vào lòng người yêu dân tộc thuần tuý một cách khẽ khàng và sâu lắng.

Thương ca tiếng Việt không phải là một bài hát mới, cũng không phải là một bài hát quá kinh điển trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. Thế nhưng đặt nó trong bối cảnh tiếng Việt hiện tại thì người ta lại thấy bài hát này "đẹp" và đáng thưởng thức biết nhường nào. Lời hát nhẹ bâng, qua giọng hát của "hoạ mi tóc nâu" Mỹ Tâm khiến người hâm mộ càng nghe thì lại càng thấm. Cũng như đứng trước những sự kiện ồn ào, lời bài hát vẫn ung dung tự tại đến khó tin.

Không những vậy, sáng tác của Đức Trí được công chúng công nhận như một tác phẩm đo ni đóng giày với tiếng hát của Mỹ Tâm. Nói điều đó không chỉ để nghe cho êm tai hay cho hợp với vị trí của nhạc sĩ và ca sĩ. Mà chính bởi cách hát mộc mạc, không khoa trương của “hoạ mi tóc nâu”, Thương ca tiếng Việt càng trở nên đặc biệt, vừa bình dị, vừa sang trọng vừa giản đơn nhưng cũng đậm chất tiềm tàng.


Thương ca tiếng Việt - Mỹ Tâm

Giữ những khoảnh khắc yên bình, lời bài bài hát là sự nhắc nhở về nguồn cội, về gốc gác của mỗi con người. Thế nhưng giữa những làn sóng mạnh mẽ nhằm gây mâu thuẫn của các ý kiến về những vấn đề chung thì Thương ca tiếng Việt lại làm dịu một cách đằm thắm. Âm nhạc thì du dương như những vần thơ, lời thì thấp thoáng hương vị đồng quê dân gian chân thành mà hiền dịu.


Mỹ Tâm truyền tải trọn vẹn cảm xúc của Thương ca tiếng Việt đến với khán giả. 

Cộng đồng mạng râm ran truyền tay nhau những clip cười cợt, chế giễu về những “vuông, tròn, tam giác”. Thế nhưng đó không phải là cách làm đúng, cũng không cho thấy sự đóng góp hay thay đổi gì đến cách giáo dục ngôn ngữ cho thế hệ trẻ. Thậm chí, chuyện “tròn, vuông, tam giác” còn biến tướng một cách khó hiểu, đưa vấn đề đi xa một cách bức xúc.

Bất chấp đã hiểu rõ ngọn ngành hay chưa, hàng loạt những tài khoản thay phiên nhau phê phán, chỉ trích thậm chí còn đả kích một cách vô ý thức. Đó không chỉ là nhận thức của mỗi cá nhân mà còn là cách tiếp nhận thông tin đa chiều của số đông bộ phận người Việt ở thời điểm hiện tại.


Cộng đồng mạng đang biến câu chuyện tiếng Việt sang một hướng rất khác. 

Tiếng Việt dạy cho con người ta cười trên niềm vui chân chính. Tiếng Việt đẹp lắm! Một đứa trẻ chào đời đã nghe những lời ru êm ả. Ai dạy bà, dạy mẹ đọc thơ? Ai dạy ca dao là phải có giếng nước, có cây đa làng? Đó là những quy luật ngầm mà không ai hỏi cũng phải hiểu. 

Rồi những ồn ào sẽ qua, tiếng Việt vẫn ngọt ngào như những câu hát của Mỹ Tâm trong Thương ca tiếng Việt. Khán giả nghe nhạc sẽ tâm đắc với những câu ca do Hà Quang Minh viết nên“Tiếng Việt còn trong mọi người, hồn Việt mình còn nguуên vẹn tròn”. Đó là tiếng mẹ đẻ, là những gì mở mắt ra chúng ta đều nghe, nhắm mắt lại chúng ta có thể nghĩ đến.

Câu chuyện “vuông, tròn, tam giác” cũng chỉ là những giây phút bốc đồng từ một số ý kiến cá nhân. Khoan hãy nói chuyện đúng sai. Vì để có được những công trình nghiên cứu tiệm cận với sự phát triển của các ngôn ngữ thế giới, một người bình thường không thể dễ dàng đánh giá được. Có chăng là chúng ta đang đánh giá với trong tầm nhìn của mỗi người.

Giữa tâm bão dư luận, Thương ca tiếng Việt được khán giả nhắc đến nhiều hơn bao giờ hết. Bởi lẽ đó mới thật sự là những điều không thể thay đổi theo thời gian. Thương ca tiếng Việt dễ gần, đơn thuần và chất phác như nhắc nhở chính con người Việt vậy. Nhắc về lịch sử, về văn hóa, về thơ ca Việt Nam nhưng không ồn ào, không khoa trương mà tinh tế đến tột cùng. 

Xem thêm: Mỹ Tâm “thả thính” trai đẹp 25 tuổi: “Chị hơn em 2 tuổi chứ mấy, gái hơn 2 còn trai hơn 1″

Ảnh: Tổng hợp

Theo: Thế Giới Văn Hóa

Tin liên quan