Bé trai lọt xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp: Phá ma sát đất để rút ống vách

  • Hằng
Sở TT-TT Đồng Tháp cho biết, đội cứu hộ sử dụng cừ larsen 18m phá vỡ ma sát đất khu vực giữa ống vách và 3 cọc bê tông để rút ống vách, đưa bé trai ra ngoài.

Đã 15 ngày kể từ khi bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) rơi xuống trụ bê tông sâu 35m tại công trình cầu Rọc Sen (xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình), lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực làm việc suốt ngày đêm để nhổ trụ bê tông lên mặt đất, đưa bé ra ngoài.

Chiều nay, lực lượng cứu hộ đã lắp đặt xong khung chống tầng 6, hàn khung giữ tạm thời ống vách và thực hiện rung hạ 28m cọc ván thép để giữ ổn định cọc bê tông trong ống vách. Đồng thời, lực lượng cứu hộ dùng cừ larsen 18m để phá vỡ ma sát đất khu vực giữa ống vách và 3 cọc bê tông để rút ống vách.

Lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực làm việc suốt ngày đêm để nhổ trụ bê tông lên mặt đất, đưa thi thể bé ra ngoài

Sáng cùng ngày, trong quá trình đào đất cứu hộ, cần cẩu 80 tấn bị trục trặc đường ống dẫn dầu. Sau sự cố, tổ Điều hành cứu hộ, cứu nạn điều động 2 nhóm thợ tới sửa chữa.

Như VTC News đưa tin, 11h30 ngày 31/12/2022, bé Thái Lý Hạo Nam cùng các bạn trong xóm vào công trình cầu Rọc Sen (tỉnh lộ 857, xã Phú Lợi) để nhặt sắt. Lúc đi qua công trình đang thi công, bé Nam lọt xuống trụ bê tông (đường kính 25cm, rỗng bên trong, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35m). Phát hiện sự việc, các em đi cùng hô hoán để người lớn ứng cứu nhưng bất thành.

Khoảng 30 phút sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng cứu hộ có mặt, triển khai nhiều phương án để cứu bé trai. Sau đó, chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã huy động hàng trăm người tham gia cứu hộ, cứu nạn.

Sau nhiều ngày cứu nạn bất thành, tối 4/1, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp nhận định bé Thái Lý Hạo Nam đã tử vong. UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức cuộc họp với sự tham gia của các đơn vị bộ, sở, ngành địa phương, các chuyên gia và thành lập tổ điều hành cứu nạn, cứu hộ công trình.

Nhiều thiết bị phục vụ cứu nạn cũng được bổ sung đến hiện trường như gầu cạp đất, cẩu 80 tấn, đầu khoan cọc nhồi đường kính 0,6 - 1m, ống vách đường kính 1m và 2m, búa rung 180kW và máy phát điện.

Theo VTC News

Bé trai 10 tuổi lọt xuống trụ bê tông sâu 35m: Đã đào được đến độ sâu 10m

Chiều 12/1, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Tháp thông tin về tiến độ cứu nạn sau 13 ngày bé trai 10 tuổi lọt xuống trụ bê tông sâu 35m.

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Tháp cho biết, công tác cứu hộ đã được triển khai đến khung chống tầng 4/5 tầng theo dự kiến.

Hiện trường cứu hộ.

Hiện đã hạ hoàn chỉnh tầng khung chống 4, đào được đến độ sâu khoảng 10m và đang cắt đầu cọc để hạ khung chống tầng 5 ", Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Đồng Tháp thông tin.

Như VTC News đưa tin, 11h30 ngày 31/12, bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng các bạn trong xóm vào công trình cầu Rọc Sen (tỉnh lộ 857, xã Phú Lợi) để nhặt sắt.

Lúc đi qua công trình đang thi công, bé Nam lọt xuống trụ bê tông (đường kính 25cm, rỗng bên trong, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35m). Phát hiện sự việc, các em đi cùng hô hoán để người lớn ứng cứu nhưng bất thành.

Khoảng 30 phút sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng cứu hộ có mặt, triển khai nhiều phương án để cứu bé trai. Sau đó, chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã huy động hàng trăm người tham gia cứu hộ, cứu nạn.

Sau nhiều ngày cứu nạn bất thành, tối 4/1, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp nhận định bé Thái Lý Hạo Nam đã tử vong.

Sau đó, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức cuộc họp với sự tham gia của các đơn vị bộ, sở, ngành địa phương, các chuyên gia và thành lập tổ điều hành cứu nạn, cứu hộ công trình.

Nhiều thiết bị phục vụ cứu nạn cũng được bổ sung đến hiện trường như gầu cạp đất, cẩu 80 tấn, đầu khoan cọc nhồi đường kính 0,6 - 1m, ống vách đường kính 1m và 2m, búa rung 180kW và máy phát điện.

Theo VTC 

Bé trai 10 tuổi lọt xuống trụ bê tông sâu 35m: Dùng 2 vòi xói phá đất

Sáng 12/1, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Tháp thông tin tiến độ cứu nạn sau 13 ngày bé trai 10 tuổi lọt xuống trụ bê tông sâu 35m.

Hiện trường cứu hộ.

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Tháp cho biết, lực lượng cứu hộ đã hạ hoàn chỉnh tầng khung chống 4 và đào được sâu hơn tầng 4 khoảng 2m.

“Dự kiến đào thêm khoảng 0,5m nữa sẽ tiến hành cắt các đầu cọc bê tông xung quanh để lắp tầng khung chống 5. Tiếp tục đào đất bằng gầu cạp kết hợp gầu ngoạm và sử dụng 2 vòi xói cắt phá đất tại các khu vực chật hẹp mà gầu cạp, gầu ngoạm không thao tác được”, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Đồng Tháp thông tin.

Như VTC News đưa tin, 11h30 ngày 31/12, bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng các bạn trong xóm vào công trình cầu Rọc Sen (tỉnh lộ 857, xã Phú Lợi) để nhặt sắt.

Lúc đi qua công trình đang thi công, bé Nam lọt xuống trụ bê tông (đường kính 25cm, rỗng bên trong, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35m). Phát hiện sự việc, các em đi cùng hô hoán để người lớn ứng cứu nhưng bất thành.

Khoảng 30 phút sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng cứu hộ có mặt, triển khai nhiều phương án để cứu bé trai. Sau đó, chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã huy động hàng trăm người tham gia cứu hộ, cứu nạn.

Sau nhiều ngày cứu nạn bất thành, tối 4/1, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp nhận định bé Thái Lý Hạo Nam đã t.ử v.ong.

Sau đó, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức cuộc họp với sự tham gia của các đơn vị bộ, sở, ngành địa phương, các chuyên gia và thành lập tổ điều hành cứu nạn, cứu hộ công trình.

Nhiều thiết bị phục vụ cứu nạn cũng được bổ sung đến hiện trường như gầu cạp đất, cẩu 80 tấn, đầu khoan cọc nhồi đường kính 0,6 – 1m, ống vách đường kính 1m và 2m, búa rung 180kW và máy phát điện.

Mưa lớn gây bất lợi cho việc đưa bé Hạo Nam lên mặt đất

Ngày 10.1, tức 10 ngày bé Hạo Nam rơi xuống cọc bê tông sâu 35 m tại công trình cầu Rọc Sen (xã Phú Lợi, H.Thanh Bình, Đồng Tháp), lực lượng cứu hộ dù đã nỗ lực làm việc suốt ngày đêm nhưng vẫn chưa đưa được thi thể bé Hạo Nam lên mặt đất.

Trong buổi sáng đến trưa 10.1, tại hiện trường vụ việc vẫn đang mưa, có thời điểm mưa lớn rất trở ngại cho lực lượng cứu hộ.

Hiện trường cứu hộ bé Hạo Nam trong đêm 9.1

TRẦN NGỌC

Từ đêm 9.1, mưa lớn đã gây nhiều bất lợi cho việc triển khai phương án đưa bé lên khỏi mặt đất, mặc dù búa rung 180KW đã về đến hiện trường cứu hộ, sau khi vượt quảng đường vài trăm cây số từ cảng Cái Mép - Thị Vải.

Cứu nạn bé Hạo Nam gặp bất lợi vì mưa lớn trong đêm

Các phương án trục vớt thi thể bé Hạo Nam gặp bất lợi do thời tiết có mưa lớn vào đêm 9.1

TRẦN NGỌC

Như Thanh Niên đã thông tin, lúc 11 giờ 30 phút ngày 31.12.2022, có một nhóm trẻ em đi vào công trường và được bảo vệ phát hiện, đưa ra khỏi công trường.

Tuy nhiên, đến khoảng 11 giờ 50 phút, thời điểm công trường đang nghỉ trưa, nhóm trẻ nói trên lại đi vào công trường. Đến 11 giờ 55 phút cùng ngày (31.12.2022), một cháu bé khoảng 10 - 11 tuổi (bé Thái Lý Hạo Nam - PV) đã rơi, lọt vào trong lòng cọc có đường kính ngoài cọc 50 cm và đường kính trong cọc 25 cm.

Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Tháp lấy thông số cọc bê tông bé Hạo Nam rơi trong buổi trưa ngày 1.1

TRẦN NGỌC

Tại thời điểm xảy ra sự cố, công trường đang ngừng làm việc, nhân công đang nghỉ trưa. Trước thời điểm đó, công trình vẫn hoạt động thi công bình thường theo đúng hồ sơ thiết kế và biện pháp thi công được duyệt.

Sau nhiều ngày nỗ lực cứu hộ, đến chiều ngày 4.1, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, xác định bé Hạo Nam đã tử vong.

Các hình ảnh tại hiện trường do PV Thanh Niên ghi nhận:

Hiện trường cứu hộ bé Hạo Nam trong buổi trưa ngày 1.1. Lực lượng cứu hộ vẫn duy trì tiếp tế oxy 24/24 xuống cọc bê tông cho bé duy trì sự sống

TRẦN NGỌC

Đường kính rỗng bên trong cọc bê tông bé Hạo Nam rơi xuống chỉ 25cm, tuy nhiên kích thước cơ thể bé quá nhỏ nên bị rơi xuống lồng cọc. Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp và nhiều chuyên gia cho biết đây là tai nạn rất hy hữu

Việc cứu hộ bé Hạo Nam diễn ra xuyên nhiều ngày đêm nhưng lực lượng cứu hộ vẫn không thể đưa bé lên khỏi cọc bê tông bị rơi xuống

TRẦN NGỌC

Ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp (thứ 3 từ trái qua) nhiều đêm có mặt ở hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ bé Hạo Nam

TRẦN NGỌC

Đêm 2.1, rạng sáng ngày 3.1, lực lượng cứu hộ thực hiện phương án đóng ống vách thép bên ngoài cọc bê tông bé Hạo Nam bị nạn để nhổ cọc bê tông cứu hộ bé lên nhưng không hiệu quả do địa chất vị trí thi công cầu Rọc Sen có lớp đất sét dầy và cứng

TRẦN NGỌC

Tin liên quan