Ngày ấy và bây giờ của ba em bé Việt Nam đầu tiên sinh ra trong ống nghiệm

Hải Âu 17:11 27/01/2019

Ba “em bé” đầu tiên chào đời nhờ thụ tinh ống nghiệm ở Việt Nam giờ đây đều đã lớn khôn khỏe mạnh. Hiện tại, một bạn đã đi du học ở Nhật Bản, hai bạn đang là sinh viên.

Ngày 30/4/1998, cách đây hơn 20 năm, ba đứa trẻ thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đầu tiên của Việt Nam ra đời. Đây là một trong những thành tựu xuất sắc của nền y học Việt Nam. Ba em bé được đặt tên là Phạm Tường Lan Thy, Lưu Tuyết Trân và Mai Quốc Bảo. 

Ngày ấy và bây giờ của ba em bé Việt Nam đầu tiên sinh ra trong ống nghiệm

3 em bé thụ tinh trong ống nghiệm chào đời đầu tiên tại Việt Nam.

Phép màu của y học

Anh Phạm Xuân Tài, ba của Phạm Tường Lan Thy, bồi hồi nhớ lại hành trình tìm kiếm đứa con đầy vất vả của hai vợ chồng. Theo lời anh kể, kết hôn năm 1986 nhưng anh chị không thể có con.

Tình cờ, anh được gặp bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ) trong hội nghị được tổ chức tại khách sạn nơi anh làm việc. Thời điểm này, kỹ thuật TTTON lần đầu tiên được bác sĩ Phượng mang về Việt Nam. Gia đình anh Tài may mắn là một trong những cặp vợ chồng đầu tiên được áp dụng phương pháp này. Ngày 30/4/1998, sau hơn 9 tháng thai kỳ thấp thỏm lo âu, niềm vui vỡ òa trong anh Tài và gia đình khi chào đón cô con gái ra đời.

Ngày ấy và bây giờ của ba em bé Việt Nam đầu tiên sinh ra trong ống nghiệm

Lan Thy cùng bố mẹ ngày bé.

Theo bố mẹ Lan Thy, sinh ra bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm nhưng con gái họ vẫn phát triển thể chất và tinh thần bình thường như những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, khi lớn lên, nữ sinh đôi lúc bị bạn bè trêu chọc vì sự "đặc biệt" này của mình.

“Có lần, mình đã xô xát với một bạn học chỉ vì người đó nói mình không phải con của bố mẹ. Mỗi khi nghe ai đó bảo bản thân khác thường, mình buồn và tủi thân lắm. Sau này, được gia đình giải thích, mình lại cảm thấy tự hào” - Lan Thy kể.

Ngày ấy và bây giờ của ba em bé Việt Nam đầu tiên sinh ra trong ống nghiệm

Ngày ấy và bây giờ của ba em bé Việt Nam đầu tiên sinh ra trong ống nghiệm

Phạm Tường Lan Thy sở hữu thành tích học tập tốt, hiện đang du học tại Nhật Bản.

9X lớn lên trong sự yêu thương và kỳ vọng của cha mẹ. Mỗi ngày, cô đều không ngừng cố gắng để chứng tỏ bản thân. Lan Thy từng đạt giải nhất Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp thành phố học sinh trung học năm 2015, huy chương vàng môn Lịch sử khối 11 Kỳ thi Olympic tháng 4 TP.HCM lần I, năm học 2014-2015,... Hiện tại, Lan Thy là du học sinh của Đại học Quốc tế Tokyo (Nhật Bản) với học bổng toàn phần. 

“Châu báu” của bố mẹ

Lưu Tuyết Trân - con gái của chị Trần Thị Bạch Tuyết và anh Lưu Tấn Trực ở Mỹ Tho, Tiền Giang - hiện là sinh viên đại học. Cô bé ngày nào nay đã trở thành thiếu nữ xinh xắn với mái tóc đen nhánh.

Trong thời gian đằng đẵng 11 năm khi hai vợ chồng kết hôn vẫn không thể có con, chị Tuyết không thể nhớ đã bao lần chạy chữa mong tìm một mụn con. Khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm mà bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, khi ấy là giám đốc bệnh viện phụ sản Từ Dũ mang về Việt Nam thực hiện thành công với hai vợ chồng, họ liền nghĩ ngay cái tên Lưu Tuyết Trân để đặt cho con gái mình.

Phạm Tường Lan Thy sở hữu thành tích học tập tốt, hiện đang du học tại Nhật Bản.

9X lớn lên trong sự yêu thương và kỳ vọng của cha mẹ. Mỗi ngày, cô đều không ngừng cố gắng để chứng tỏ bản thân. Lan Thy từng đạt giải nhất Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp thành phố học sinh trung học năm 2015, huy chương vàng môn Lịch sử khối 11 Kỳ thi Olympic tháng 4 TP.HCM lần I, năm học 2014-2015,... Hiện tại, Lan Thy là du học sinh của Đại học Quốc tế Tokyo (Nhật Bản) với học bổng toàn phần. 

“Châu báu” của bố mẹ

Lưu Tuyết Trân - con gái của chị Trần Thị Bạch Tuyết và anh Lưu Tấn Trực ở Mỹ Tho, Tiền Giang - hiện là sinh viên đại học. Cô bé ngày nào nay đã trở thành thiếu nữ xinh xắn với mái tóc đen nhánh.

Trong thời gian đằng đẵng 11 năm khi hai vợ chồng kết hôn vẫn không thể có con, chị Tuyết không thể nhớ đã bao lần chạy chữa mong tìm một mụn con. Khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm mà bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, khi ấy là giám đốc bệnh viện phụ sản Từ Dũ mang về Việt Nam thực hiện thành công với hai vợ chồng, họ liền nghĩ ngay cái tên Lưu Tuyết Trân để đặt cho con gái mình.

Ngày ấy và bây giờ của ba em bé Việt Nam đầu tiên sinh ra trong ống nghiệm

Em Lưu Tuyết Trân lúc còn nhỏ.

Chị Tuyết kể hồi còn nhỏ bé Trân thường xuyên sốt cao và co giật nhưng đến 3 tuổi thì hết hẳn. Những lúc con bệnh, người mẹ ấy lại khóc, một phần vì lo sợ cho con, một phần vì không có ai bên cạnh để chia sẻ và động viên.

Giờ đây thấy con khỏe mạnh và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác, lòng chị thấy ấm áp lạ thường. Sinh con ở tuổi 32, chị Tuyết quyết định đặt tên con là Lưu Tuyết Trân, chữ “trân” được chị ví như “châu báu” và đó là động lực để chị bước tiếp.

Ngày ấy và bây giờ của ba em bé Việt Nam đầu tiên sinh ra trong ống nghiệm

Giờ đây đứa bé ấy đã là cô thiếu nữ xinh đẹp.

“Nghe mẹ kể về chuyện em lọt lòng bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, em thấy thương mẹ nhiều hơn. Em sẽ cố gắng học để sau này có thể lo cho mẹ”, Trân nói.

Bảo - bảo vật gia đình

Bé trai duy nhất trong số ba em bé là Mai Quốc Bảo. Hơn 30 năm trước, vợ chồng anh Mai Văn Phơn, chị Mai Thúy Nga vui mừng chờ đợi đứa con đầu lòng ra đời. Nhưng sau một lần trượt chân ngã, đứa bé trong bụng chị không còn. Rồi chờ mãi, chị vẫn không cảm nhận bất cứ dấu hiệu nào của thai nghén.

Sau đó, chị đã khóc hết nước mắt khi các bác sĩ ưu tư nhìn chị, bảo rằng chị khó có con. Nhưng bản năng muốn được làm mẹ cứ cồn cào, thôi thúc. Nghe ai bày thuốc gì hay, chỉ thầy nào giỏi, chị đều sốt sắng làm theo.

Ngày ấy và bây giờ của ba em bé Việt Nam đầu tiên sinh ra trong ống nghiệm

“Thấy vợ chồng tôi tha thiết quá, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, an ủi: "Cố chờ đi Nga, bệnh viện sẽ cố gắng làm một điều gì đó". Một ngày, bác sĩ Phượng gọi vợ chồng tôi vào bệnh viện, tiến hành xét nghiệm để thực hiện thụ tinh nhân tạo. Chúng tôi mừng khôn tả. Dù là một tia hy vọng, chúng tôi cũng khấp khởi mong đợi”- chị Nga kể.

Trong 100 người thụ tinh lần đầu tiên, 70 người có phôi, nhưng chỉ có 3 người trong số đó đậu thai. “Ngày mọi người trong bệnh viện ùa lại chúc mừng vợ tôi đã có mang, tôi thấy hai chân mình chấp chới, sung sướng tột cùng” - anh Phơn nói, giọng xúc động.

Ngày ấy và bây giờ của ba em bé Việt Nam đầu tiên sinh ra trong ống nghiệm

Ngay sau khi bé chào đời, ông ngoại đặt cho cháu tên Mai Quốc Bảo với ý nghĩa cậu bé không chỉ là bảo vật gia đình mà còn là sự kiện mang tầm quốc gia. Nó đánh dấu sự bắt đầu ngoạn mục của công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam, mở ra niềm hy vọng cho hàng triệu cặp vợ chồng hiếm muộn.  

Mai Quốc Bảo lớn lên khỏe mạnh, thông minh. Ngay từ bé, Bảo đã có ý thức tự giác, không để ba mẹ phải nhắc nhở chuyện học hành. Hơn thế, cậu còn rất thích chơi thể thao, sở hữu chiều cao vượt trội. Bảo đang là sinh viên đại học.

Ngày ấy và bây giờ của ba em bé Việt Nam đầu tiên sinh ra trong ống nghiệm

Hơn 20 năm sau ngày "lịch sử" ấy, Phạm Tường Lan Thy, Lưu Tuyết Trân và Mai Quốc Bảo đã là những cô gái, chàng trai giỏi giang, hiếu thảo. Mỗi cái tên mang một số phận nhưng đều tựu chung ý nghĩa vô cùng đặc biệt, như một món quà vô giá gửi tặng những người mang cho các em cuộc sống diệu kỳ này. 

Tin mới nhất

Người thầm lặng: Quốc Huy trót “nhúng chàm” khi sát hại Trung Dũng, nguyên nhân thật sự do đâu?

Rating 1 tháng trước

Vốn là đội trưởng cảnh sát chính trực và tài năng, Châu Vĩnh (Quốc Huy) phút chốc thay đổi thành một kẻ máu lạnh, sẵn sàng ra tay sát hại đồng nghiệp thân thiết để giữ kín thân phận của mình. Tuy nhiên, chân tướng thật sự đằng sau án mạng này là do một tay “ông trùm” Mã Tài dàn dựng.

Người thầm lặng: Quốc Huy trót “nhúng chàm” khi sát hại Trung Dũng, nguyên nhân thật sự do đâu?

Rating 1 tháng trước

Vốn là đội trưởng cảnh sát chính trực và tài năng, Châu Vĩnh (Quốc Huy) phút chốc thay đổi thành một kẻ máu lạnh, sẵn sàng ra tay sát hại đồng nghiệp thân thiết để giữ kín thân phận của mình. Tuy nhiên, chân tướng thật sự đằng sau án mạng này là do một tay “ông trùm” Mã Tài dàn dựng.

Người thầm lặng: Quốc Huy trót “nhúng chàm” khi sát hại Trung Dũng, nguyên nhân thật sự do đâu?

Rating 1 tháng trước

Vốn là đội trưởng cảnh sát chính trực và tài năng, Châu Vĩnh (Quốc Huy) phút chốc thay đổi thành một kẻ máu lạnh, sẵn sàng ra tay sát hại đồng nghiệp thân thiết để giữ kín thân phận của mình. Tuy nhiên, chân tướng thật sự đằng sau án mạng này là do một tay “ông trùm” Mã Tài dàn dựng.

Thêm một cặp đôi phim Việt khiến khán giả mê mẩn

Rating 2 tháng trước

Bên cạnh những tình tiết đấu trí hấp dẫn, bộ phim Người thầm lặng còn giới thiệu một “loveline” (tuyến tình cảm) đang hạ gục khán giả bởi quá ngọt ngào nhưng cũng đầy hiểm nguy.

“Phim ngắn cuối tuần”: Mẹ là người yêu thương ta vô điều kiện

Rating 4 tháng trước

“Mẹ là người có thể thay thế bất kỳ ai khác nhưng không ai có thể thay thế được mẹ” là câu nói hoàn toàn đúng với câu chuyện tuần này.

Ảnh và clip rước dâu của Puka - Gin Tuấn Kiệt ở Đồng Tháp: Dàn bê tráp mang sính lễ xuất hiện bằng đường sông

Sao Việt 5 tháng trước

Sau tiệc thân mật tối qua, sáng 16/11, đám cưới tại Đồng Tháp của Puka và Gin Tuấn Kiệt đã chính thức diễn ra. Ngay từ sớm, cô dâu chú rể cùng với dàn bê tráp đã tươm tất mọi khâu để chuẩn bị cho các nghi thức đám cưới miền Tây. Phía đàng trai, Lê Dương Bảo Lâm làm MC sẽ dẫn đoàn bê tráp xịn xò gồm Jun Phạm, BB Trần, Hải Triều... sang nhà gái. Phía Puka từ sáng cũng đã rần rần chuẩn bị tiếp đón khách quý.